Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp làm đẹp được đông đảo các chị em ưa thích trong thời gian gần đây. Thế nhưng khi nhắc đến nâng mũi cấu trúc và những điều bạn cần biết không hẳn ai cũng hiểu hết về giải pháp làm đẹp này trước khi thực hiện, thậm chí những hiểu lầm có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ cuối cùng của bạn. Cùng theo dõi ngay bài viết sau để tìm hiểu thêm cho mình những kiến thức bổ ích về phương pháp làm đẹp này nhé.
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Cũng giống như bất kì một phương pháp làm đẹp nào thì điều đầu tiên các chị em cần tìm hiểu đó chính là hiểu về giải pháp mình lựa chọn thực hiện. Nâng mũi cấu trúc có kĩ thuật thực hiện nâng cấp và khác với các phương pháp nâng mũi truyền thống. Các bác sĩ đã sử dụng sụn sinh học định hình để nâng cao sóng mũi hiện tại của bạn. Tiếp đó sẽ sử dụng sụn tai để bọc bảo vệ đầu mũi. Việc thay đổi sụn sillicon thành sụn sinh học định hình giúp cho hiệu quả thẩm mỹ mũi của bạn được kéo dài hơn.
Nếu như sụn sillicon truyền thống với tính chất cứng rất khó cho việc tạo hình sóng mũi thì sụn sinh học định lại mang đến cho bạn những hiệu quả tối ưu hơn như thế. Với tính chất khá mềm dẻo giúp cho bác sĩ dễ dàng thực hiện thao tác cắt gọt chất liệu độn, dáng mũi sau khi thực hiện sẽ mềm mại và tự nhiên nhiên hơn. Không những thế sụn sinh học định hình còn được FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn và có độ tương thích khá cao với cơ thể. Bạn sẽ không cần lo lắng về hiệu quả đạt được.
Ngoài ra với phần sụn tai được sử dụng để bọc toàn bộ phần đầu mũi, ngăn cách giữa sụn nhân tạo và phần da đầu mũi. Sụn này vừa có tác dụng tạo hình đầu mũi của bạn vừa có thể hạn chế tối đa những tình trạng thường gặp ở những phương pháp truyền thống chính là lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi hoặc lộ chất liệu độn.
Khả năng chỉnh sửa mũi hỏng
Kĩ thuật nâng mũi cấu trúc cho phép các bác sĩ có thể can thiệp vào toàn bộ cấu trúc mũi của bạn. Từ đó có thể khắc phục được mọi nhược điểm trên dáng mũi. Không những thế với khả năng tái cấu trúc lại chiếc mũi, đây là một kĩ thuật hoàn hảo dành cho những khách hàng đã trả qua những phương pháp thẩm mỹ trước đó nhưng vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn. Đối với những khách hàng phẫu thuật nâng mũi lần thứ 2 thì thời gian cách lần đầu tiên ít nhất là 3 tháng. Đây là thời gian cần thiết để cho các tế bào mũi có thể hồi phục và ổn định bình thường. Với những vấn đề như xương mũi bị lệch sau khi thực hiện thì cần gặp ngay các bác sĩ chuyên môn có tay nghề để được chỉnh sửa kịp thời.
Phương pháp nâng mũi phù hợp với nhiều cơ địa
Với chất liệu sụn sinh học định hình và sụn tự thân để cải thiện những hình dáng mũi. Hai chất liệu độn này rất an toàn với cơ thể, có độ tương thích với nhiều cơ địa khác nhau kể cả những khách hàng có cơ địa khá nhạy cảm. Sụn sinh học định hình được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn, cùng với sụn tự thân khi được đưa vào khoang mũi sẽ tiếp tục được cơ thể nuôi dưỡng. Chính những sự lành tính này khiến cho rất nhiều chị em lựa chọn thực hiện giải pháp làm đẹp này.
Hy vọng chủ đề bài viết trên “Nâng mũi cấu trúc và những điều bạn cần biết” đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về phương pháp phẫu thuật nâng mũi cấu trúc. Để được tư vấn miễn phí hay trải nghiệm các dịch vụ thẩm mỹ cao cấp bạn có thể liên hệ trực tiếp với MEDIKA.