Sự thành công của một ca phẫu thuật nâng mũi sụn tự thân chỉ chiếm 80% kết quả, còn 20% còn lại là cách mà bạn chăm sóc dáng mũi của mình sau khi được nâng. Dưới đây là một số tips hướng dẫn chăm sóc khi nâng mũi sụn tự thân.
1. Chườm đá đúng cách để giảm sưng sau khi nâng mũi
Sau 1-2 ngày nâng mũi sẽ xuất hiện tình trạng sưng, bầm lúc này bạn nên bình tĩnh và thực hiện theo sự hướng dẫn của chúng tôi vì đây chỉ là tình trạng bình thường của cơ thể khi chúng ta đưa sụn tự thân vào bên trong mũi. Để giảm sưng viêm nhanh chóng bạn nên sử dụng túi chườm lên vị trí bị bầm, sưng từ 5-10 phút. Vì phương pháp chườm đá này có tác dụng hoạt động mạnh mẽ trong 72 giờ kể từ khi bị bầm tím. Chườm đá lên phần nâng mũi sụn tự thân - Mũi đẹp mọi góc nhìn sẽ giúp các mạch máu của vết thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và làm bớt sưng.
Đặc biệt là nên sử dụng túi chườm đá tránh để chườm đá trực tiếp lên da vì có thể làm bỏng lạnh không tốt cho vết thương. Nếu sau 48 tiếng chỗ bầm vẫn còn đau thì có thể áp dụng phương pháp trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng túi nóng hoặc khăn ấm nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng.
2. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và tăm bông
Sau khi nâng mũi sụn tự thân, việc giữ cho mũi sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đầu tiên bạn nên chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh cần thiết như: betadine, nước muối sinh lý, tăm bông, khay đựng dung dịch.
Sau đó bạn đổ 1-2 giọt betadine cùng với 5-6 giọt nước muối sinh lý vào khay đựng dung dịch và trộn đều 2 hỗn hợp lại với nhau. Sử dụng tăm bông thoa nhẹ nhàng từ trong ra ngoài theo đường chỉ mổ của vết thương, thực hiện động tác này từ 4-5 lần khi nào bạn cảm thấy khoang mũi sạch và thông thoáng. Tránh sử dụng vòi nước để rửa mặt, không được tự ý tháo nẹp cố định vì có thể gây ảnh hưởng đến vết thương khi chưa lành lặn.
3. Ngủ đúng tư thế
Khi nâng mũi sụn tự thân hay bất kỳ dáng mũi nào điều quan trọng không kém chính là tư thế khi ngủ sẽ ảnh hưởng quan trọng đến phần nào dáng mũi của bạn. Nếu không ngủ đúng tư thế thẳng sẽ dẫn đến trường hợp bị nghiêng sóng mũi, khiến mũi bị mất cân đối. Để tránh việc bị nghiêng đầu khi ngủ bạn có thể sử dụng gối để chặn lại. Tuân thủ việc kiêng cữ trong vòng 1 tháng để có dáng mũi hoàn chỉnh nhất bạn nhé.
Đọc tiếp bài viết: Nâng mũi sụn tự thân - Dáng mũi bền đẹp theo thời gian
4. Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật
- Không ăn những thực phẩm gây sẹo lồi và chảy máu như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp,… hay những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ cay nóng là nhóm những thức ăn bạn nên kiêng hoàn toàn trong 1 tháng đầu sau nâng mũi.
- Lưu ý những loại nước như: nước dừa, rau má được chỉ định kích thích chảy máu ở vết thương hở. Do đó, bạn cũng không nên uống những loại nước này.
- Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, hoa quả, rau xanh, vitamin…
5. Sơ lược về nâng mũi sụn tự thân
Tương tự các công nghệ nâng mũi ( https://medika.vn/phau-thuat-mui/ ) khác, nâng mũi sụn tự thân mang đến dáng mũi cao ráo. Một phần đầu mũi sẽ được thu nhỏ, mũi được nâng cao, các khuyết điểm về đầu mũi to, bè sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, nâng mũi sẽ được dùng đến sụn của chính người nâng mũi. Sụn này có thể là sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn,… và sụn nhân tạo để nâng cao phần thân mũi.
Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ góp phần mang lại cho bạn dáng mũi cao tây đồng thời tránh những biến chứng có thể xảy ra cho phần đầu mũi như bóng đỏ, lộ sóng, tổn thương vùng đầu mũi. Đặc biệt với phương pháp này dáng mũi của bạn có thể tồn tại lâu bền với thời gian.
Trên đây là một số tips hướng dẫn chăm sóc khi nâng mũi sụn tự thân. Hy vọng bài viết về nâng mũi sụn tự thân có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc mũi đúng cách.