Tụ máu trong nâng mũi L Line là gì? Tỉ lệ tụ máu trong nâng mũi có cao không? Có những nguyên nhân nào gây tụ máu sau nâng mũi? Đây là 3 vấn đề chính sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu quan tâm hãy kéo xuống tham khảo nhé!
TỤ MÁU LÀ GÌ?
Tụ máu trong là tình trạng một ổ máu tụ lại bên ngoài các mạch máu lớn, do nâng mũi L Line cần thực hiện các thao tác bóc tách, xâm lấn làm vỡ các thành mạch khiến máu tràn ra các vùng mô xung quanh nên nguy cơ gây tụ máu sau phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi.
Tụ máu là một trong những biến chứng phổ biến sau phẫu thuật thẩm mỹ không riêng gì với nâng mũi. Tùy vào từng loại quy trình mà tỉ lệ và mức độ tụ máu sẽ khác nhau. Một trong những triệu chứng thường thấy của tụ máu sau nâng mũi L Line ( https://medika.vn/phau-thuat-mui/nang-mui-cau-truc-l-line/ ) là vùng da sẽ đổi màu, sưng đỏ, viêm, khi ấn vào bạn thấy đâu. Đặc biệt bạn sẽ thấy vùng da xung quanh mũi sẽ ấm hơn so với những vùng da khác. Tuy nhiên với những trường hợp tụ máu ở sâu bên dưới thường sẽ rất khó phát hiện. Lúc này nếu nghi ngờ bạn nên đi kiểm tra để phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Lưu ý những biểu hiện tụ máu sau nâng mũi đôi khi rất dễ nhầm với việc bầm tím. Tuy nhiên bầm tím chỉ xảy ra khi những mạch máu nhỏ bị vỡ, tạo ra những vùng da bị tím, xanh hoặc sậm màu. Thông thường tình trạng bầm tím, sưng nền sau nâng mũi L Line là hoàn toàn bình thường, không hề đáng lo lại, nếu được chăm sóc đúng cách và bạn có cơ địa tốt chúng sẽ đổi màu theo thời gian khi vết thương đã lành. Dần dần sẽ chuyển sang màu vàng rồi sáng màu hơn trước khi mất hẳn. Và quá trình này sẽ mất từ 14 đến 1 tháng.
Tuy nhiên nếu bị tụ máu thì bạn sẽ thấy có máu chảy ra từ các mạch máu lớn. Vùng máu bị tụ khi nhìn trên da sẽ thấy có màu xanh đậm hoặc đen nhưng cũng có thể khiến vùng da phẫu thuật bị tấy đỏ.
Nâng mũi L line khắc phục mũi diều hâu hiệu quả không ngờ
Dể chuẩn đoán khối máu tụ có thể không cần thực hiện các xét nghiệm máu đặc biệt, tuy nhiên bác sĩ cần kiểm tra thể chất, tiền sử bênh lý hay thực hiện các xét nghiệm để đánh giá công thực máu toàn phần, bảng đông máu, bảng hóa học và chuyển hóa.
TỈ LỆ TỤ MÁU SAU NÂNG MŨI L LINE
Mặc dù các khối tụ máu sau nâng mũi L Line có thể không gây ra bất cứ vấn đề gì tuy nhiên nếu khối tụ máu quá lớn mà không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường như : Đau nhức, hình thành sẹo, thiếu máu cục bộ ở da và mô có thể dẫn đến hoại tử hay nhiễm trùng.
Với quy trình nâng mũi, trong số liệu của một nghiên cứu đã báo cáo, tỉ lệ tụ máu chỉ khoảng 0,2% trong số 4978 người tham gia nghiên cứu. Như vậy so với các phương pháp thẩm mỹ khác như căng da mặt, nâng ngực, hút mỡ, tạo hình thành bụng thì phẫu thuật nâng mũi đẹp tự nhiên, an toàn, dáng mũi đẹp như ý là một quy trình an toàn với nguy cơ tụ máu rất thấp.
Nguyên nhân tụ máu sau nâng mũi được cho là do chảy máu từ vị trí vết mổ hoặc niêm mạc da bị tổn thương. Đối với những trường hợp thực hiện đầy đủ các bước kiểm soát máu chảy sau phẫu thuật như nâng cao đầu 60 độ, gây áp lực nhẹ nhàng ở lỗ mũi hay dùng thuốc xịt mũi tại chỗ thì có tỉ lệ tụ máu thấp hơn.
CÁC YẾU TỐ DỄ DẪN ĐẾN NGUY CƠ TỤ MÁU
Độ tuổi. Theo các chuyên gia, đối với những ai trên 55 tuổi thì thường có nguy cơ tụ máu cao hơn sau phẫu thuật. Chính vì thế trước khi nâng mũi cần thực hiện kĩ lưỡng các bước đánh giá tình trạng sức khỏe, đặc biệt đối với những ai đã lớn tuổi.
Giới tính. Bản chất da mặt của nam giới thường có lưu lượng máu trên da cao hơn so với nữ giới. Điều này giải thích vì sao tỉ lệ tụ máu sau nâng mũi L Line ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới.
Ngoài các yếu tố trên cò có các yếu tố dễ dẫn đến tụ máu sau nâng mũi L Line như: Huyết áp cao, chỉ số BMI cao, bệnh gan mãn tính, rối loạn chảy máu…